Những năm 1931–1933 Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911–1941

Bài chi tiết: Vụ án Tống Văn Sơ

Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng (Hồng Kông) bắt giam. Ông bị giam từ ngày 6 tháng 6 năm 1931 đến ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ban đầu chính quyền Anh tại Hồng Kông dự định trục xuất ông với ý định lực lượng của Pháp sẽ bắt ông và đưa về Việt Nam. Tại đó Pháp sẽ thi hành ngay tức thì bản án tử hình vắng mặt cho Nguyễn Ái Quốc đã được tuyên tại Tòa án Vinh từ tháng 10/1929.[30]

Tổ chức Cứu tế Đỏ, thuộc Quốc tế Cộng sản, đã liên hệ và sắp xếp luật sư Frank Loseby can thiệp, bào chữa cho ông. Sau 9 phiên tranh tụng tại Tòa Thượng thẩm Tối cao Hồng Kông, Thẩm phán tối cao Ngài (Sir) Joseph Kemp tuyên bố thực hiện lệnh trục xuất Tống Văn Sơ.[31] Luật sư Loseby tiếp tục đệ đơn kháng án lên Ủy ban Tư pháp thuộc Cơ Mật Viện Hoàng gia Anh -– nơi có thẩm quyền tối cao đối với các vụ án xảy ra tại các xứ thuộc địa của Anh.

Ngày 21 tháng 7 năm 1932, tại tòa án thuộc Cơ Mật Viện (London), chánh án đã phán quyết Tống Văn Sơ được thả tự do. Ngày 28 tháng 12 năm 1932, ông được thả khỏi bệnh xá nhà tù Bowen Road (Hồng Kông). Ông bèn xuống tàu sang Singapore, song vẫn bị mật thám theo dõi. Tàu vừa cập bến Singapore, cảnh sát đón bắt và áp giải Tống Văn Sơ xuống tàu Hồ San (Ho Sang) quay về Hồng Kông. Họ tuyên bố rằng, chính quyền Singapore không phụ thuộc vào bất cứ lệnh nào của các chính quyền khác, bởi thế, cũng không bắt buộc phải thi hành việc đảm bảo của chính quyền Hồng Kông. Sau khi bị bắt, Tống Văn Sơ tìm cách liên lạc được với luật sư Loseby. Loseby khẩn cầu Thống đốc Hồng Kông William Peel can thiệp. Thống đốc Peel ra lệnh thả Nguyễn Ái Quốc và yêu cầu ông phải rời khỏi Hồng Kông trong vòng 3 ngày.

Ngày 22 tháng 1 năm 1933, với sự hỗ trợ của Loseby, cải trang thành một thương nhân giàu có, Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông bí mật trên một chiếc thuyền nhỏ, được thuê bởi chính quyền Hồng Kông, vượt ra eo biển Lý Ngư Môn (Lei Yue Mun) để đến chiếc tàu lớn An Huy (Anhui) đang chờ sẵn ngoài khơi. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức rời Hồng Kông trên tàu An Huy để đến Hạ Môn ngày 25 tháng 1 năm 1933.[32][33]

Sau khi ở Hạ Môn khoảng năm, sáu tháng, đầu năm 1933, ông lên Thượng Hải.[34] Từ đây, ông được Đảng Cộng sản Trung Quốc bố trí đưa đi Liên Xô[35].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911–1941 http://books.google.com/books?vid=ISBN0520235339&i... http://www.tudovis.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_nh... http://www.com/amp/213108891 http://muse.jhu.edu/journals/positions/vo11/11.led... http://www.soc.ucsb.edu/projects/casemethod/beamis... http://thehehochiminh.net http://www.ykien.net/luphuong02a.html http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/0... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/cluster/...